Viêm phổi do khe hở thanh khí - thực quản

Chủ nhật - 17/04/2022 11:37
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi tái diễn nhiều đợt, cần chú ý đến nguyên nhân hiếm gặp như khe hở thanh khí thực quản.
Bệnh viện nhi trung ương
Bệnh viện nhi trung ương
Trẻ trai (cân nặng lúc sinh 2600gram, con lần 3, sinh thường, thai 36 tuần, trước sinh chưa phát hiện bất thường) sau sinh xuất hiện khó thở, tím điều trị 14 ngày tại bệnh viện cơ sở do viêm phổi. Sau ra viện 3 tuần, trẻ xuất hiện khó thở, ăn sặc, tím vào bệnh viện cơ sở điều trị 8 ngày do viêm phổi.
Đến 50 ngày tuổi, trẻ khó thở tăng dần, được chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng viêm phổi, trẻ được thở máy, điều trị kháng sinh, hình ảnh cắt lớp vi tính lồng ngực có hẹp khít ngã ba khí phế quản hai bên, quai động mạch chủ quay phải có túi thừa Kommerell, đã được phẫu thuật điều trị bệnh lý vòng mạch, kìm động mạch lúc 58 ngày tuổi. Sau phẫu thuật, trẻ cai máy thở thất bại do viêm phổi, nội soi hô hấp có hình ảnh chẻ dọc thành sau Thanh khí - Thực quản dưới dây thanh 0,5cm (típ IIIa), khẩu kính khí quản bình thường.
Trẻ được phẫu thuật nội soi chữa khe hở Thanh khí - Thực quản sau mở khí quản khi trẻ 80 ngày tuổi (cân nặng 3,8kg). Sau mổ trẻ được điều trị thở máy qua mở khí quản, trẻ cai được máy thở, rút ống mở khí quản sau 3 ngày phẫu thuật.
 
Khe hở Thanh khí - Thực quản típ IIIa
Khe hở Thanh khí - Thực quản típ IIIa
 
Khe hở được khâu kín
Khe hở được khâu kín

Khe hở Thanh khí - Thực quản là một trong các bất thường bẩm sinh hiếm gặp, do xuất hiện sự đóng không hoàn toàn của vách ngăn cách giữa thanh khí phế quản và thực quản từ thanh quản đến phế quản. Tỷ lệ mắc bệnh 1/20000 trẻ sinh sống. Bệnh được chẩn đoán qua nội soi hô hấp. Năm 2006, Sandu và Monnier phân loại thành 6 típ, tùy theo mức độ tổn thương trẻ có thể được can thiệp phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi chữa lần đầu báo cáo năm 1979 với ưu điểm ít xâm lấn, thời gian hồi phục ngắn.
Khe hở Thanh khí - Thực quản tùy theo mức độ tổn thương biểu hiện của trẻ thường gặp là viêm phổi hít do dịch tiêu hóa bị tràn vào đường thở qua khe hở. Việc điều trị bệnh, tùy theo mức độ thương tổn bằng can thiệp phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi. Do vậy, đối với những trẻ có biểu hiện viêm phổi tái diễn cần được khám tại các cơ sở chuyên khoa, nội soi hô hấp và điều trị tại cơ sở y tế thích hợp.
 

Tác giả bài viết: ThS. BS. Phạm Thanh Tùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bình luận

Ngoại nhi - chuyên ngành phẫu thuật cho trẻ em

Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành...

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,124
  • Tháng hiện tại24,589
  • Tổng lượt truy cập2,042,222
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây