Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngoại khoa cho trẻ nhỏ - Phần 1

Thứ sáu - 02/08/2024 03:47
Chăm sóc sức khỏe trẻ em từ lâu đã được Đảng và Nhà nước coi là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn xã hội, với vai trò đặc biệt quan trọng của các nhân viên y tế trong mọi lĩnh vực. Chuyên ngành Ngoại nhi là một chuyên ngành thuộc hệ thống ngoại khoa, có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
khám trẻ dưới 24 tháng tuổi
khám trẻ dưới 24 tháng tuổi

Các bài viết khác cùng chủ đề “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngoại khoa cho trẻ nhỏ” xin xem thêm tại:

Phần 1: Tầm quan trọng của việc thăm khám ngoại khoa cho trẻ em: https://ngoainhi.com/news/ngoai-tong-hop/huong-dan-chan-doan-va-xu-tri-ngoai-khoa-tre-duoi-24-thang-tuoi-83.html 

Phần 2: Hướng dẫn thăm khám ngoại khoa cho trẻ em: https://ngoainhi.com/news/Tin-tuc/huong-dan-chan-doan-va-xu-tri-ngoai-khoa-cho-tre-nho-phan-2-84.html

Phần 3: Chẩn đoán và xử trí một số bệnh lý ngoại khoa trẻ em thường găp: https://ngoainhi.com/news/Tin-tuc/huong-dan-chan-doan-va-xu-tri-ngoai-khoa-cho-tre-nho-phan-3-85.html#gsc.tab=0 

 

1.Tầm quan trọng của Ngoại khoa với trẻ dưới 24 tháng tuổi

Chăm sóc sức khỏe trẻ em từ lâu đã được Đảng và Nhà nước coi là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn xã hội, với vai trò đặc biệt quan trọng của các nhân viên y tế trong mọi lĩnh vực. Chuyên ngành Ngoại nhi là một chuyên ngành thuộc hệ thống ngoại khoa, có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, tỉ lệ mắc các dị tật bẩm sinh ở trẻ em vào khoảng 1/33 trẻ sinh sống, với số liệu thống kê dân số Việt Nam năm 2017, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu trẻ ra đời, như vậy số trẻ mắc các dị tật bẩm sinh mỗi năm ước tính khoảng 41000 trẻ. Một phần không nhỏ trong số này đòi hỏi phải được điều trị chuyên sâu bằng phương pháp phẫu thuật. Số lượng trẻ phải nhập viện và cần can thiệp phẫu thuật ngày một gia tăng do các phương tiện chẩn đoán, điều trị và hồi sức trẻ em ngày càng phát triển. 

2. Đặc điểm bệnh lý Ngoại khoa trẻ em từ 0 đến 2 tuổi

2.1. Bệnh lý sơ sinh thường gặp

Chủ yếu là các bất thường bẩm sinh có thể đã phát hiện qua chẩn đoán trước sinh hoặc phát hiện mới.

Thoát vị hoành bẩm sinh

-  Tỉ lệ mắc: 1/2.000 - 1/5.000.

-  Nguyên nhân: chưa rõ, làm giảm sản phổi do chèn ép kéo dài.

-  Thoát vị hoành trái thường gặp gấp 5 lần bên phải.

-  Phát hiện trên siêu âm tiền sản tuần 14 thai kì, dấu hiệu:

+  Tạng bụng thoát vị vào lồng ngực.

+  Trung thất bị đẩy lệch sang bên lành.

+  Đa ối.

-  Thường kèm theo dị tật ở tim, niệu sinh dục, ống tiêu hóa, thần kinh trung ương, nhiễm sắc thể.

Khiếm khuyết thành bụng

-  Thoát vị rốn (exomphalos)

+  Tỉ lệ mắc: 1/4.000. 

+  Nguyên nhân: có thể liên quan đến gen, hội chứng Beckwith-Wiedemann, 50% trường hợp có trisomy 13 hoặc 18.

+  Chẩn đoán trước sinh: hình ảnh bao túi thoát vị ở thành bụng trước với dây rốn cắm ở đỉnh túi.

+  Tiên lượng: 90% sống sau mổ nếu không có dị tật phối hợp.

-  Khe hở thành bụng (gastroschisis)

+  Tỉ lệ mắc: 1/4.000. 

+  Nguyên nhân: chưa rõ.

+  Chẩn đoán trước sinh: hình ảnh dây rốn ở vị trí bình thường và các quai ruột thoát vị trôi nổi, phân tán rộng trong buồng ối.

+  Tiên lượng: 90% sống sau mổ, tử vong thường do hội chứng ruột ngắn.

Bất thường ống tiêu hóa

-  Hẹp thực quản và rò khí - thực quản:

+  Tỉ lệ mắc: 1/3.000.

+  20% trường hợp có trisomy 13 hoặc 18.

+  Là một dị tật trong hội chứng VACTERL.

+  Chẩn đoán tiền sản: khó phát hiện, biểu hiện bằng bóng hơi dạ dày nhỏ hoặc không thấy kết hợp với đa ối.

+  Tiên lượng sống sau mổ là 95% nếu thai lớn hơn 32 tuần, không dị tật phối hợp, không trào ngược, viêm phổi hít.

-  Teo tá tràng:

+  Tỉ lệ mắc: 1/5.000

+ Dị tật phối hợp: trisomy 21, bất thường xương, dạ dày - ruột, tim, thận.

+ Chẩn đoán trước sinh: đa ối, hình ảnh bóng đôi trên siêu âm.

+ Tiên lượng sống sau mổ > 95% nếu không có dị tật phối hợp.

-  Tắc ruột non:

+  Tỉ lệ mắc: 1/2.000.

+  Dị tật phối hợp: bất thường về niệu dục, cột sống, tim mạch.

+  Chẩn đoán tiền sản: khó phát hiện, hình ảnh các  quai ruột dãn, đa ối.

+  Tiên lượng sống sau mổ > 95% nếu thai lớn hơn 32 tuần, không có dị tật phối hợp, không cắt bỏ nhiều ruột lúc mổ.

Khối u bụng

-  Nang buồng trứng:

+  Thường xuất hiện sau tuần 25 thai kì.

+  Phần lớn là lành tính và tự mất trong giai đoạn sơ sinh.

+  Biến chứng: tụ dịch ổ bụng, xoắn, nhồi máu, vỡ nang.

+  Chẩn đoán trước sinh: hình ảnh nang thường một bên và một vách ngăn.

-  Nang mạc treo:

+  Chẩn đoán tiền sản: hình ảnh nang một hay nhiều vách, kích thước đa dạng, thường ở đường giữa. 

-  Nang gan:

+  Hiếm gặp.

+  Thường nằm ở gan phải, vách đơn.

+  Thường ít gây triệu chứng.

+  Biến chứng: tắc mật, nhiễm trùng, chảy máu.

-  Nang ruột đôi:

+ Rất hiếm gặp.

+ Hình ảnh cấu trúc dạng ống hay nang, nhiều kích thƣớc.

+ Đơn độc hoặc phối hợp với các bất thường ống tiêu hóa khác.

-  U quái cùng cụt:

+  Tỉ lệ mắc 1/40.000.

+  Dạng nang hay đặc hay cả hai.

+  Đa ối thường gặp do đa niệu thai nhi, shunt động tĩnh mạch.

+  Tử vong trước sinh: 50% (sinh non do đa ối).

2.2. Bệnh lý ngoài thời kỳ sơ sinh thường gặp

Lồng ruột

+ Lồng ruột là một dạng tắc nghẽn ruột, trong đó một đoạn của ruột chui vào đoạn tiếp theo. Nó xảy ra phổ biến nhất ở điểm nối hồi tràng.

+ Thường xảy ra ở trẻ <2 tuổi, nhưng có thể xảy ra ở trẻ lớn hơn.

+ Lâm sàng: Đau bụng quặn kèm theo nôn. Trẻ kêu đau, gập người lại, co hai chân lên.

+ Triệu chứng toàn thân: trẻ xanh xao, chướng bụng, đau nhức, tiêu chảy ra máu và mất nước.

+ Có thể sờ thấy khối ở bụng (bắt đầu ở góc phần tư bên phải và có thể kéo dài dọc theo đại tràng).

Thoát vị bẹn

+ Sưng giảm từng lúc ở bẹn được quan sát thấy khi trẻ khóc hoặc rặn.

+ Xảy ra nơi thừng tinh thoát ra khỏi ổ bụng (ống bẹn).

+ Phân biệt với tràn dịch màng tinh hoàn và nang nước thừng tinh.

+ Hiếm khi xảy ra ở trẻ em gái

Thoát vị bẹn nghẹt

+ Những hiện tượng xảy ra khi ruột hoặc cấu trúc khác trong ổ bụng bị nghẹt trong khối thoát vị.

+ Sưng đau không giảm ở vị trí bẹn

+Có thể có dấu hiệu tắc ruột (nôn và chướng bụng) nếu ruột bị nghẹt trong khối thoát vị.

Tắc ruột sau thời kỳ sơ sinh

+ Tắc ruột có thể do thoát vị chèn ép, dính (sẹo do phẫu thuật trước), nhiễm giun đũa hoặc lồng ruột

+ Biểu hiện lâm sàng được xác định bởi mức độ tắc nghẽn. Tắc ruột cao có biểu hiện nôn sớm kèm theo bụng chướng ít. Tắc ruột thấp biểu hiện bụng chướng nhiều và nôn muộn.

+ Điển hình là đau bụng quặn, chướng và bí trung đại tiện.

+Đôi khi, sóng nhu động có thể được sở được qua thành bụng (dấu hiệu “rắn bò”).

+Chụp X-quang bụng cho thấy các quai ruột giãn, dấu hiệu mức nước hơi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bình luận

Ngoại nhi - chuyên ngành phẫu thuật cho trẻ em

Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành khác....

Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay5,108
  • Tháng hiện tại114,559
  • Tổng lượt truy cập3,184,436
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây