U hạt rốn ở trẻ sơ sinh

Thứ bảy - 31/07/2021 11:28
Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7-10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polype rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
U hạt rốn - polype rốn
U hạt rốn - polype rốn

Biểu hiện của u hạt rốn:

Khi vệ sinh rốn cho trẻ, cha mẹ thấy rốn trẻ luôn ẩm ướt, có lớp dịch màu vàng đục, rửa sạch thì thấy vùng đáy rốn có một “hạt” nhỏ như hạt đỗ (kích thước khoảng 5mm, có thể to hơn), màu hồng. Vùng da quanh quầng rốn có thể bình thường hoặc nề đỏ.
Bệnh thường không gây khó chịu cho trẻ: không sốt, không nôn, không đau khi chạm vào rốn, có thể có rỉ một ít dịch vàng.
Nếu không được chăm sóc và điều trị tốt, polype rốn có thể gây ra tình trạng viêm lan tỏa với các biểu hiện: Sưng, nóng, đỏ vùng da quanh rốn, đau khi chạm vào, rốn chảy dịch mủ, trẻ có thể biểu hiện sốt, quấy khóc,...
 
u hat ron o tre so sinh
Hình ảnh u hạt rốn polype rốn ở trẻ sơ sinh

Cần phân biệt u hạt rốn với các dị tật bẩm sinh của rốn khác

Đặc biệt lưu ý nếu vùng rốn chảy ra các dịch bất thường, ví dụ như dịch nước trong số lượng nhiều, gây ướt áo (có thể có đường thông thương rốn - bàng quang), hoặc dịch có màu vàng giống dịch tiêu hóa (có thể có đường thông thương rốn - ruột non). Trong trường hợp này cần cho trẻ đến ngay phòng khám chuyên khoa Ngoại nhi để thăm khám.
Dị tật bẩm sinh vùng rốn
Dị tật bẩm sinh còn ống rốn tràng cần phân biệt với polype rốn

Điều trị u hạt rốn như thế nào

Polyp rốn không phải là một bệnh cấp cứu, trẻ có thể được chăm sóc tại nhà giống như viêm rốn mức độ nhẹ, việc chăm sóc cần kiên trì hàng ngày. Bố mẹ trẻ có thể sử dụng các dung dịch sát trùng như Betadine, Povidine, cồn 70 độ để nhỏ vào vùng rốn và vệ sinh xung quanh. Việc vệ sinh này sẽ dễ dàng hơn nếu sử dụng tăm bông.
Ngoài ra các sinh hoạt khác của trẻ (tắm, bú mẹ, tiêm vaccine,…) vẫn diễn ra bình thường.

Sau 3 tháng tuổi nếu tình trạng không cải thiện hoặc trong quá trình chăm sóc trẻ có biểu hiện viêm lan tỏa thì bạn cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Xem thêm: Các bất thường vùng rốn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
 

Tác giả: BS. Bùi Văn Lâm

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bình luận

Ngoại nhi - chuyên ngành phẫu thuật cho trẻ em

Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành khác....

Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay5,826
  • Tháng hiện tại126,026
  • Tổng lượt truy cập2,512,464
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây