Vì sao trẻ lại bị thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn, nang thừng tinh

Thứ năm - 07/02/2019 12:28
Thoát vị bẹn trẻ em, nang thừng tinh hay tràn dịch màng tinh hoàn là các biểu hiện bệnh khác nhau của cùng một tình trạng “còn ống phúc tinh mạc”. Cả 3 bệnh này đều có cùng cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân, tuy nhiên về dịch tễ học, tỉ lệ mắc, và những nguy cơ lại khác nhau.
Thoát vị bẹn ở trẻ
Thoát vị bẹn ở trẻ

Thoát bị bẹn hay tràn dịch màng tinh hoàn, nang nước thừng tinh ở trẻ là gì?

Nếu như Tràn dịch màng tinh hoàn hay nang nước thừng tinh là tình trạng xuất hiện nước ở trong ống phúc tinh mạc làm cho vùng bẹn bìu bị phồng lên thì, thoát vị bẹn ở trẻ em xảy ra khi các tạng ở trong ổ bụng chui vào trong ống bẹn hoặc chui xuống bìu. Các bệnh này có cùng nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, và cũng có thể bị cùng với nhau, vừa thoát vị  bẹn bên này vừa có tràn dịch màng tinh hoàn hoặc nang nước thừng tinh cùng bên hoặc đối bên

Nguyên nhân

Ở thời kì bào thai, tinh hoàn nằm ở dưới thận, phía trong phúc mạc. Trong quá trình tinh hoàn di chuyển trong ống bẹn xuống dưới bìu, nó kéo theo lớp vỏ phúc mạc bao quanh nó, tạo thành một cấu trúc giống hình ống, gọi là ống phúc tinh mạc. Sau khi tinh hoàn đã xuống đến bìu, ống phúc tinh mạch này bị bịt lại trở thành một dây xơ. Đầu xa của ống này trở thành một lớp màng mỏng bao quanh tinh hoàn (chính là màng tinh hoàn – tinh mạc). Nếu tinh hoàn không hoàn thành quá trình di chuyển này, gọi là tình trạng ẩn tinh hoàn
Bình thường, vùng bẹn bìu không thông thương với ổ bụng. Các tạng trong ổ bụng cũng như dịch phúc mạc không thể xuống được màng tinh hoàn. Nếu ống phúc tinh mạc không được đóng kín, tình trạng này được gọi là tật “còn ống phúc tinh mạc”. Nếu đường kính của ống nhỏ, và chỉ đủ cho mước chảy qua thì gây ra bệnh lí tràn dịch màng tinh hoàn hoặc nang thừng tinh, nếu đường kính ống lớn, ruột, buồng trứng, mạc nối lớn, hoặc những tạng khác trong ổ bụng có thể thoát xuống, tình trạng này gọi là thoát vị bẹn.
 
thoat vi ben tre em
Hình ảnh thoát vị bẹn nhin từ trong ổ bụng qua nội soi

Vì sao lại có tình trạng còn tồn tại ống phúc tinh mạc

Hiện nay, cơ chế của việc ống phúc tinh mạc không được đóng lại hoàn toàn được giải thích theo nhiều cách khác nhau và vẫn chưa rõ ràng. Người ta phát hiện ra những sợi cơ trơn ở trong ống phúc tinh mạc, mà ở phúc mạc bình thường không có. Ở túi thoát vị, lại có nhiều cơ trơn hơn ở ống phúc tinh mạc.
Nguy cơ lớn nhất liên quan đến thoát vị bẹn ở trẻ em là các tạng trong ổ bụng có thể bị nghẹt lại trong túi thoát vị. Gọi là tình trạng thoát vị bẹn nghẹt.  Nếu ruột bị nghẹt trong bao thoát vị, dẫn dần áp lực trong túi thoát vị tăng lên, làm cho máu tĩnh mạch không thoát được, làm ruột trở nên phù. Tình trạng phù ảnh hưởng đến máu động mạch không đến nuôi được tổ chức, ruột trở nên thiếu máu, hoại tử ruột và thủng. Cuối cùng dẫn dến viêm phúc mạc, nhiềm trùng huyết – tình trạng rất nặng, có thể de dọa đến tính mạng, nhất là ở trẻ em. Thoát vị bẹn nghẹt được coi như là tình trạng cấp cứu. Nếu được phẫu thuật giải phóng kịp thời, sự tưới máu sẽ được hồi phục, ruột sẽ trở lại như bình thường, không phải cắt đi đoạn ruột hoại tử. Chính vì vậy, các gia đình phát hiện ra trẻ có triệu chứng đau liên tục vùng bẹn bìu, cần phải đề phòng thoát vị bẹn nghẹt và đưa ngay đến cơ sở cấp cứu.
Mạc nối lớn cũng có thể bị sa xuống túi thoát vị, gây là tình trạng đau bụng mạn tinh dai dẳng liên tục cùng với sờ thấy khối ở vùng bẹn.
Ở trẻ trai, áp lực trong thừng tinh gây ra bởi bao thoát vị nghẹt còn làm giảm lượng máu đến tinh hoàn, tình trạng nguy hiểm tương tự như xoắn tinh hoàn
Ở trẻ gái, buồng trứng hoặc vòi trứng có thể chui xuống bao thoát vị và bị nghẹt ở đây. Nghẹt buồng trứng cũng là 1 trường hợp cấp cứu, gây ra đau vùng bẹn và thiếu máu nuôi buồng trứng. Tuy nhiên không gây ra tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm như là hoại tử thủng ruột.

Dịch tễ học

Tỉ lệ gặp phải thoát vị bẹn ở trẻ là khoảng 10-20 trường hợp trên 1000 trẻ sinh đủ tháng, những trẻ sinh non dễ bị hơn. Bên phải thường gặp hơn bên trái, khoảng 10% là bị cả 2 bên.
Giới
Thoát vị bẹn gặp ở trẻ trai nhiều gấp 6 lần ở trẻ gái. Ở trẻ gái, nghẹt buồng trừng và vòi trừng thường gặp hơn nghẹt ruột. Chính vì thế, tỉ lệ chung nghẹt ruột ở trẻ trai cao hơn trẻ gái, mặc dù trẻ gái dễ bị nghẹt hơn trẻ trai.
Tuổi
Tỉ lệ phát hiện còn ống phúc tinh mạc giảm dần theo tuổi. Ở trẻ sơ sinh, 80-90% trẻ đẻ ra vẫn còn ống phúc tinh mạc. Thoát vị bẹn gặp nhiều hơn gấp 20 lần ở trẻ đẻ non có cân nặng dưới 1500g so với trẻ đủ tháng. Khi mổ tử thi, người ta thấy khoảng 30% người lớn vẫn còn ống phúc tinh mạc. Nguyên nhân vì sao mà chỉ có 1 số ít ống phúc tinh mạc phát triển thành thoát vị bẹn hay tràn dịch màng tinh hoàn, nang thừng tinh vẫn chưa được hiểu rõ.

Thông tin tiếp theo:
Chẩn đoán và điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em
Thoát vị bẹn ở trẻ em - tổng quan chẩn đoán và điều trị
Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bình luận

Ngoại nhi - chuyên ngành phẫu thuật cho trẻ em

Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành...

Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay601
  • Tháng hiện tại16,900
  • Tổng lượt truy cập2,014,039
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây