Hẹp phì đại cơ môn vị

Thứ ba - 19/12/2023 08:44
Định nghĩa: hẹp phì đại cơ môn vị (hypertrophic pyloric stenosis) là sự phì đại của các lớp cơ đặc biệt là lớp cơ vòng của môn vị, làm hẹp và dài ống môn vị.
Hẹp phì đại cơ môn vị
Hẹp phì đại cơ môn vị

1. ĐẠI CƯƠNG

Tần suất: 1/1.000 trẻ sinh sống, chủ yếu gặp ở trẻ trai với tỉ lệ nam/nữ là 4/1, gặp ở trẻ da trắng nhiều hơn da vàng và da đen.
Nguyên nhân: chưa rõ ràng có thể do liên quan đến các hormon kiểm soát môn vị hoặc bất thường trong chi phối thần kinh của môn vị...

2.CHẨN ĐOÁN

2.1.Khoảng trống

Nôn sau bú thường xảy ra khi sinh một khoảng trống từ 3 - 4 tuần mà trước đó trẻ ăn uống bình thường.

 2.2.Triệu chứng lâm sàng

- Cơ năng:
+ Nôn ra sữa và cặn sữa: nôn vọt thành tia, nôn dễ dàng, số lượng nhiều, nôn xuất hiện muộn sau bữa ăn, lúc đầu thưa, sau mỗi lần bú là một lần nôn.
+ Háu đói: sau nôn trẻ háo hức đòi bú.
+ Toàn trạng mất nước.
+ Sút cân, chậm lên cân.
- Thực thể:
+ Dấu mất nước: mắt trũng, dấu véo da mất chậm hay rất chậm.
+ Dạ dày tăng co bóp: thường thấy ngay sau bú và trước khi nôn.
+ Sờ được u cơ môn vị ở hạ sườn phải.
+ Vàng da do hiện tượng đói cấp tính với gan chưa trưởng thành.

2.3.Cận lâm sàng

- X - quang bụng chuẩn bị: dạ dày giãn to.
- X - quang dạ dày tá tràng cản quang:
+ Dấu hiệu gián tiếp: dạ dày giãn to, thuốc chậm qua môn vị.
+ Dấu hiệu trực tiếp: ống môn vị bị kéo dài, lõm lên trên và sang trái.
- Siêu âm: độ nhạy 91 - 100%, độ đặc hiệu 100%. Tiêu chuẩn chẩn đoán: bề dày lớp cơ môn vị > 4 mm, chiều dài kênh môn vị > 16 mm.

2.4.Chẩn đoán

- Chẩn đoán xác định:
+ Nôn vọt, háu đói sau nôn.
+ Sờ được u cơ môn vị.
+ Siêu âm: u cơ môn vị > 4 x 16 mm.
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Co thắt môn vị.
+ Trào ngược dạ dày - thực quản.
+ Thoát vị qua khe thực quản.
+ Tắc tá tràng trên bóng Vater.

3.ĐIỀU TRỊ

3.1.Nguyên tắc

Phẫu thuật có trì hoãn:
- Làm trống dạ dày: đặt thông dạ dày, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch.
- Bồi phụ nước điện giải, thăng bằng kiềm toan và nâng cao thể trạng.
- Phẫu thuật Fredet - Ramsted: mở cơ môn vị ngoài niêm mạc.

3.2.Phương pháp phẫu thuật

- Rạch da ngang bụng 1/4 trên phải hoặc vòng cung trên rốn.
- Đưa u cơ môn vị ra ngoài thành bụng.
- Rạch dọc chiều dài hết phần u cơ môn vị
- Dùng phần tù của mosquito tách nhẹ nhàng hết chiều sâu của u cơ môn vị đến lớp niêm mạc.
- Cầm máu bằng dao điện khi chảy máu.
- Cho môn vị vào lại ổ bụng, bơm 50 - 100 ml khí vào ống thông dạ dày để kiểm tra.
- Khâu vết mổ.

3.3. Sau mổ

- Rút ống thông dạ dày ngay khi trẻ tỉnh.
- Tiếp tục nuôi dưỡng tĩnh mạch cho đến khi trẻ ăn uống lại hoàn toàn bằng đường miệng.
- Bắt đầu ăn lại sau mổ 6 giờ với lượng 15ml sữa, tăng 10 - 15 ml mỗi 3 giờ cho đến khi đủ lượng nhu cầu (nếu bệnh nhân không nôn).

4. TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

- Thủng niêm mạc: khâu niêm mạc rồi phủ mạc nối lớn lên trên hoặc khâu lại niêm mạc, khâu lại cơ và mở cơ môn vị bằng một đường rạch khác.
- Mở không hết cơ môn vị: chờ đợi sau 1 - 2 tuần trước khi mổ lại.
- Nôn ngay sau mổ: do viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản ® chống trào ngược.
 

Nguồn tin: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em 2018 - Bệnh viện Nhi trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bình luận

Ngoại nhi - chuyên ngành phẫu thuật cho trẻ em

Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành...

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay678
  • Tháng hiện tại25,452
  • Tổng lượt truy cập2,043,085
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây