Ruột xoay và cố định bất thường

Thứ sáu - 22/12/2023 12:29
Ruột xoay và cố định bất thường không phải là một dị tật bẩm sinh đường tiêu hoá thường gặp, tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể dẫn dến biến chứng xoắn ruột nguy hiểm.
Ruột xoay và cố định bất thường
Ruột xoay và cố định bất thường

1. ĐẠI CƯƠNG

- Quay và cố định bất thường của ruột là một dị tật đường tiêu hóa hiếm gặp.
- Hình thái lâm sàng từ không triệu chứng cho đến xoắn ruột.
- Ruột xoay bất toàn xảy ra ở 0,5 - 1% dân số. Có biểu hiện triệu chứng là 1/6.000.

2. PHÔI THAI

- Ruột gồm hai quai, quai tá hỗng tràng và quai manh đại tràng xoay quanh động mạch mạc treo tràng trên.
- Giai đoạn 1: quai tá hỗng tràng xoay ngược chiều kim đồng hò ra phía sau động mạch mạc treo tràng trên rồi lên 1/4 trên trái ổ bụng.
- Giai đoạn 2: quai manh đại tràng xoay 180 độ từ 1/4 dưới trái lên phía trước quai tá hỗng tràng.
- Giai đoạn 3: quai manh đại trang tiếp tục xoay 90 độ ngược chiều kim đồng hồ đến 1/4 dưới phải.

Quá trình ruột xoay trong phát triển bào thai

- Dạng thường nhất của ruột xoay bất toàn là quai manh đại tràng dừng lại ở giai đoạn 2 lúc này quai manh đại tràng rất gần quai tá tràng, chân mạc treo ngắn, dễ xoắn ruột.
Ruột xoay bất toàn
Quá trình quay ruột thời kì bào thai

3. LÂM SÀNG

- Hội chứng tắc ruột cao do xoắn ruột hoặc dây chằng Ladd.
- Nôn là triệu chứng thường gặp, thường có dịch mật.
- Ngoài ra: đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, thiếu máu, chậm lớn.
- Khám lâm sàng: phụ thuộc vào có hay không có xoắn ruột.
- Đột ngột quấy khóc, nôn.
- Bụng có thể chướng nhẹ lệch sang phải, ấn đau.
- Giai đoạn muộn: thiếu máu, bụng chướng, da thành bụng nề đỏ, suy sụp nhanh chóng, sốc nhiễm trùng nhiễm độc.

4. CẬN LÂM SÀNG

- Chụp X - quang bụng đứng không chuẩn bị: dạ dày giãn to, giảm hơi vùng thấp.
- Chụp X - quang dạ dày tá tràng cản quang: hình ảnh góc tá hỗng tràng bên phải cột sống, dấu hiệu corkscrew và hình mỏ chim.
- Siêu âm hoặc CT scan bụng.
- Tĩnh mạch mạc treo tràng trên không nằm bên phải động mạch mạc treo tràng trên.
- Dấu whirpool.

5. ĐIỀU TRỊ
Phẫu thuật ngay khi có nghi ngờ xoắn ruột:

- Chuẩn bị tiền phẫu:
+ Chống sốc, điều chỉnh rối loạn nước điện giải.
+ Đường truyền tĩnh mạch.
+ Đặt thông dạ dày, thông tiểu.
+ Kháng sinh phổ rộng.
- Nguyên tắc phẫu thuật:
+ Tháo xoắn.
+ Cắt dây chằng Ladd, giải phóng manh tràng và đại tràng phải ra khỏi thành bụng sau.
+ Tải rộng chân mạc treo để đưa manh tràng và đại tràng sang trái, đưa ruột non sang phải.
+ Cắt ruột thừa.
- Chăm sóc sau mổ:
+ Tiếp tục kháng sinh trong trường hợp có cắt nối ruột.
+ Ăn lại đường miệng khi có trung tiện và dịch dạ dày ít hơn 1 ml/kg/ngày.
+ Theo dõi triệu chứng nôn, tình trạng bụng, hội chứng kém hấp thu, chậm phát triển thể chất

Nguồn tin: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em 2018 - Bệnh viện Nhi trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bình luận

Ngoại nhi - chuyên ngành phẫu thuật cho trẻ em

Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành...

Thống kê
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay974
  • Tháng hiện tại25,748
  • Tổng lượt truy cập2,043,381
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây