Bác sĩ bệnh viện Nhihttp://ngoainhi.com/uploads/6604287.png
Thứ sáu - 22/12/2023 12:35
Teo và hẹp tá tràng là sự gián đoạn lưu thông bẩm sinh hoàn toàn hoặc không hoàn toàn của tá tràng. Đây là loại tắc ruột cao điển hình ở trẻ sơ sinh. Tần suất: 1/5.000 - 10.000 trẻ sinh sống.
1. ĐẠI CƯƠNG
Phân loại teo tá tràng: - Loại 1: tắc tá tràng do màng ngăn có hoặc không có lỗ thông. - Loại 2: thể dây xơ nối 2 túi cùng với nhau. - Loại 3: thể gián đoạn mạc treo, 2 túi cùng hoàn toàn tách biệt nhau. Đoạn đầu tá tràng trên chỗ tắc dãn to ngược lại dưới chỗ tắc sẽ teo nhỏ 85% vị trí tắc dưới hóng Vater.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán trước sinh
- Đa số trường hợp phát hiện vào tháng 7 - 8 thai kỳ. - Siêu âm tiền sản gợi ý: tình trạng đa ối (32 - 81%), hình ảnh dạ dày và đoạn đầu tá tràng dãn to ứ dịch (44%).
2.2. Lâm sàng
- Nôn dịch có mật trong vài giờ sau sinh là dấu hiệu sớm nhất và thường gặp nhất. Phải nghi ngờ có tắc ruột cao nếu thông dạ đày ở một trẻ sơ sinh ra nhiều hơn 30 ml dịch có mật. - Nôn kéo dài sẽ đưa đến nôn có máu trong dịch dạ dày. - Bụng xẹp. Bụng xẹp ê trẻ nôn ra dịch mật phải nghĩ đến tắc tá tràng. Thường vùng thượng vị hơi đầy đo dạ dày và tá tràng giãn nở. - Không ỉa phân su thường gặp ở trẻ bị teo tá tràng. - Nếu tổn thương chỉ là dạng màng ngăn có lỗ thông thì trẻ vẫn ỉa phân su. - Dị tật kèm theo (VACTERL): + Hơn 50% có kèm theo các dị tật bẩm sinh khác. + 30% có kèm theo $ Down. + Dị tật tim đơn thuần # 30%. + 25% có kèm theo các dị tật đường tiêu hóa khác.
2.3.Cận lâm sàng
- Siêu âm: cho kết quả đáng tin cậy, hình ảnh điển hình là 2 bóng hơi. - Chụp bụng không chuẩn bị: Hình ảnh 2 bóng hơi duy nhất trong ổ bụng là dấu hiệu đặc thù của teo tá tràng. Nếu tắc tá tràng do màng ngăn có lỗ thông sẽ có hình 2 bóng hơi kèm theo 1 số hơi không đặc hiệu ở ruột nhưng hình các bóng hơi này kém sáng hơn bóng hơi bên trên. - Chụp dạ dày có cản quang: Sẽ không cần thực hiện nếu hình bụng không chuẩn bị đã cho chẩn đoán rõ rệt. Vì thế hầu như hình X - quang dạ dày cản quang chỉ sử dụng trong hẹp tá tràng do dây chằng Ladd.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1.Nguyên tắc điều trị
- Phẫu thuật cấp cứu có trì hoãn khi đã hồi sức nội khoa ổn định. - Chỉ mổ khẩn khi chưa loại trừ xoay ruột bất toàn có xoắn ruột.
3.2. Chuẩn bị trước mổ
- Đặt lưu ống thông dạ dày. - Điều trị rối loạn nước điện giải. - Nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn.
3.3. Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật mở hoặc nội soi ổ bụng: - Xác định vị trí bóng Vater. - Nối tá - tá tràng bên - bên theo Kimura. - Kiểm tra sự thông thương đường tiêu hóa. - Có thể đặt thông dạ dày qua miệng nối. - Tắc tá tràng do màng ngăn: phẫu thuật xẻ dọc, xén màng ngăn tá tràng, khâu ngang.
3.4. Chăm sóc sau mổ
- Kháng sinh tĩnh mạch. - Nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn trong thời gian đầu hậu phẫu. - Lưu ống thông dạ dày. - Diễn tiến tốt khi: dịch dạ dày bớt xanh, chuyển sang dịch trong; và lượng dịch < 1 ml/kg/giờ. Bắt đầu cho nhấp nước đường qua ống thông dạ dày.
Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành khác....