Lõm lồng ngực ở trẻ em

Thứ bảy - 07/08/2021 03:46
Lõm ngực bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây ngoại hình bất thường, khiến trẻ thiếu tự tin, khó hòa nhập với các hoạt động xã hội, bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ xương ức lõm đè đẩy vào tim và trung thất, gây ảnh hưởng đến hoạt động gắng sức.
Lõm lồng ngực ở trẻ em
Lõm lồng ngực ở trẻ em
1. THÔNG TIN CHUNG
            Lõm lồng ngực bẩm sinh (Pectus excavatum) hay còn gọi là ngực phễu (Funnel chest) là tình trạng xương ức và các xương sườn bị biến dạng bất thường và lõm về phía sau.
            Đây là bệnh lý hay gp nht (chiếm 90%) trong nhóm các dị dạng lồng ngực bẩm sinh ở trẻ em (lõm ngực, ngực dô, gù vẹo cột sống, khe hở xương ức…)
            Tn sut mắc 1/300-400 trẻ sinh sống. Tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 3-4/1.      
            90% các trường hợp được chẩn đoán trong năm đầu sau sinh, biểu hiện rõ triệu chứng trong giai đoạn phát triển xương nhanh (tin dậy thì-dậy thì).
            Xương ức lõm đè đẩy vào tim và trung thất, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động gắng sức. Ngoài ra, ngoại hình bất thường khiến trẻ mất tự tin, khó hoà nhập vào các hoạt động xã hội.

2. KHI NÀO GIA ĐÌNH NÊN ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM ?
            Cha mẹ quan sát thấy ngực trẻ lép, mỏng; vùng lồng ngực chính giữa 2 núm vú lõm sâu xuống như hình đáy chén. Ở một số thể bệnh phức tạp, diện lõm này có thể mở rộng,  lệch sang trái hoặc phải.
Hình ảnh lõm lồng ngực
Hình 1: Hình ảnh lõm lồng ngực

Ngoài ra, quan sát từ phía sau có thể phát hiện cột sống ngực của trẻ không  thẳng, có xu hướng cong vẹo hoặc gù gập.
C
ác biểu hin nghi ngờ ở trẻ lõm ngực bẩm sinh còn ở các triệu chứng hô hấp và tim mạch như: trẻ có hơi thở ngắn, nông, nặng nề, đau ngực, đánh trống ngực; không tham gia được các hoạt động gắng sức..

            Ở các trẻ lứa tuổi dậy thì, bệnh ảnh hưởng đến tâm lý, khiến các em tự ti về ngoại hình, khó hoà nhập các hoạt động tập thể và hạn chế giao tiếp xã hội.

3. KHI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN, TRẺ SẼ ĐƯỢC THĂM KHÁM VÀ LÀM NHỮNG XÉT NGHIỆM GÌ ?
            Trước hết, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám, đánh giá mức độ, độ sâu diện lõm, phát hiện cong vẹo cột sống, nghe tim phát hiện tiếng thổi bất thường…
            Sau khi đánh giá sơ bộ về mặt lâm sàng, trẻ sẽ được thực hiện các thăm dò về chẩn đoán hình ảnh nhằm chẩn đoán xác định bệnh, bao gồm:
  • Chụp XQ ngực: tả hình dạng xương ức bị lõm (trên phim chụp nghiêng), đánh giá tim của trẻ có bị đẩy sang bên không. Chụp X-quang không đau, chi phí thấp và hoàn thành trong thời gian ngắn.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT được sử dụng giúp xác định mức độ lõm của xương ức và mức độ đè đẩy lên tim và trung thất của trẻ. Chụp CT ngực rất cần thiết vì cung cấp chỉ số Haller (HI). Chỉ số HI là tỷ lệ giữa đường kính ngang và đường kính trước sau của lồng ngực (tại vị trí mà xương ức lõm nhất). Bình thường, chỉ số này khoảng 2,5 và nếu chỉ này trên 3,25 thì trẻ này được xác định là mức độ lõm ngực nghiêm trọng.
Hình ảnh chụp XQ và cắt lớp vi tính (CT)
Hình 2: Hình ảnh chụp XQ và cắt lớp vi tính (CT)
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim để hiển thị hình ảnh thời gian thực về cách tim và van tim hoạt động như thế nào. Siêu âm tim giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của lõm ngực lên cấu trúc và chức năng tim, ngoài ra cũng cung cấp các thông tin cần thiết cho việc tiên lượng khả năng phẫu thuật.
  • Đo chức năng hô hấp (ở các trẻ từ 6 tuổi trở lên) để kiểm tra mức độ nh hưởng của bệnh đến khả năng trao đổi khí và vận động gắng sức
4.  NHỮNG TRẺ  NÀO CẦN CAN THIỆP PHẪU THUẬT ?
  • Các trẻ từ 4 tuổi,
  • Có chỉ số HI từ 3.25 trở lên,
  • Không có các bệnh lý nền ảnh hưởng đến phẫu thuật như rối loạn đông máu, xương thuỷ tinh, tim bẩm sinh phức tạp…

5. PHẪU THUẬT ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO ?
            Phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực (phẫu thuật Nuss) được bệnh viện nhi Trung ương thực hiện theo kỹ thuật của bác sỹ Donald Nuss, là phẫu thuật tiêu chuẩn, áp dụng  trên toàn thế giới để điều trị bệnh lý lõm lồng ngực ở trẻ em.
Phẫu thuật lõm ngực trẻ em
Hình 3: Phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực (PT Nuss)
  • Trẻ được đặt ống nội khí quản, gây mê toàn thân,
  • Tư thế nằm ngửa,
  • Đo kích thước lồng ngực, lựa chọn thanh bar phù hợp
lõm ngực trẻ em
Hình 4: Lựa chọn thanh bar dựa trên kích thước lồng ngực bệnh nhân
  • Phẫu thuật nội soi vào khoang màng phổi, đặt camera quan sát, luồn thanh bar đã được uốn cong vào  lồng ngực (trước tim, sau xương ức). Sau đó, phẫu thuật viên xoay thanh, đưa chiều cong xuống dưới, đẩy xương ức lõm về tư thế trung gian (hình 3).
Phẫu thuật lõm ngực
Lồng ngực phẳng, thanh cân đối sau phẫu thuật
6. CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT
  • Sau mổ, trẻ được điều trị tại viện với mục đích giảm đau và chống nhiễm trùng
  • Hiện chúng tôi áp dụng phương pháp giảm đau ngoài màng cứng với hiệu quả vượt trội so với giảm đau tĩnh mạch thông thường
  • Thời gian nằm viện từ 7-10 ngày

7. THEO DÕI SAU RA VIỆN VÀ THỜI GIAN RÚT THANH BAR
  • Sau khi xuất viện, trẻ tiếp tục sinh hoạt, vui chơi học tập như bình thường.
  • Lưu ý giữ tư thế ngực thẳng, tránh xoay vặn, gù vẹo, gây nguy cơ di lệch thanh.
  • Trẻ được khám lại sau mổ 1 tuần, 1 tháng, và sau mỗi 6 tháng. Nhằm đánh giá xương ức có duy trì ở tư thế phẳng, thanh bar có di lệch hay không.
  • Sau 2 năm từ ngày phẫu thuật, xương ức đã ổn định, cứng chắc ở tư thế phẳng, bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật lần 2 để rút thanh bar, kết thúc quá trình điều trị.
Picture2
Lồng ngực bệnh nhân 2 năm sau phẫu thuật
8. PHẪU THUẬT ĐẶT THANH NÂNG NGỰC TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
            Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những cơ sở đầu tiên ở Việt Nam thực hiện phẫu thuật Nuss điều trị lõm lồng ngực ở trẻ em. Chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật này từ năm 2009.   
            Từ đó đến nay, bệnh viện Nhi Trung ương luôn là sự lựa chọn hàng đầu, điểm đến đáng tin cậy cho các gia đình có trẻ bị lõm lồng ngực. Mỗi năm, bệnh viện thực hiện 70 – 80 ca phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực với kết qủa tốt, an toàn, thẩm mỹ và đạt được sự hài lòng của người bệnh.           
            Ngoài việc tuân thủ nguyên tắc phẫu thuật, chúng tôi có những cải tiến trong kỹ thuật và dụng cụ thực hiện, giúp cuộc mổ trở nên đơn nên đơn giản và an toàn hơn.
            Chúng tôi là cơ sở đi đầu, hiện đang từng bước chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm cho các bạn đồng nghiệp tại các bệnh viện trên toàn quốc. Tuy nhiên, đây còn là kỹ thuật khó, đòi hỏi kinh nghiệm của phẫu thuật viên và bác sỹ gây mê hồi sức.
            Các gia đình có trẻ nghi ngờ lõm xương ức có thể cho trẻ đến khám, tư vấn và điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương vào tất cả các ngày trong tuần.

Tác giả bài viết: BS. Nguyễn Minh Khôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bình luận

Ngoại nhi - chuyên ngành phẫu thuật cho trẻ em

Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành...

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay658
  • Tháng hiện tại20,819
  • Tổng lượt truy cập2,038,452
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây