Bác sĩ Trần Đức Tâm - Bệnh viện Nhi trung ương
 

Lồng ruột

Thứ bảy - 04/11/2023 11:30
Lồng ruột là tình trạng cấp cứu ngoai khoa thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Dấu hiệu điển hình là quấy khóc thành cơn, ỉa máu. Đa số các trường hợp lồng ruột phát hiện sớm có thể được điều trị bằng thủ thuật bơm hơi tháo lồng an toàn và hiệu quả.
Lồng ruột ở trẻ em
Lồng ruột ở trẻ em
1. ĐẠI CƯƠNG
- Lồng ruột là một đoạn ruột bị chui vào một đoạn ruột khác. Khối lồng bao gồm ống ngoài (ruột tiếp nhận), ống trong (ruột bị lồng), đầu khối lồng (điểm xuống thấp của đoạn ruột bị lồng) và cổ khối lồng (nơi khởi điểm của lồng ruột).
- Tỷ lệ lồng ruột vào khoảng 1,57/1000 - 4/1000 trẻ mới sinh còn sống. tỷ lệ nam/nữ khoảng từ 2/1 đến 3/1. Lồng ruột có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào nhưng gặp nhiều nhất là từ 4 - 9 tháng tuổi.
- Bệnh gặp quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa đông xuân, là mùa thường có tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cao.
 - Hầu như ít khi gặp lồng ruột ở các trẻ suy dinh dưỡng, đa số trẻ bị lồng ruột là các trẻ béo tốt, khỏe mạnh.
- Phân loại:
+ Lồng ruột hồi - đại tràng khi van hồi manh tràng và ruột thừa nằm ở vị trí bình thường.
+ Lồng ruột hồi - manh - đại tràng khi ruột thừa đi vào trong khối lồng.
+ Lồng ruột hồi - hồi tràng hay đại - đại trong đơn thuần: hiếm gặp 5%.
- Nguyên nhân:
+ 95% lồng ruột không rõ nguyên nhân.
+ 4% có nguyên nhân: có thể gặp ở bất cứ tuổi nào nhưng đặc biệt chú ý tuổi sơ sinh hay trên 5 tuổi (túi thừa Meckel, polyp ruột, nang ruột đôi, Henoch - scholein…).
+ 1% sau phẫu thuật.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Đau bụng:
Là biểu hiện nổi bật nhất, thể hiện bằng các cơn khóc thét xuất hiện đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn. Cơn đau hết đột ngột cũng như lúc xuất hiện, sau cơn đau trẻ có thể lại tiếp tục bú hoặc chơi nhưng các triệu chứng lại tái diễn sau giây lát.
- Nôn ra thức ăn: xuất hiện ngay từ cơn đau đầu tiên ở hầu hết trẻ nhỏ. Nôn ra dịch xanh hoặc vàng xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn.
- Ỉa máu:
+ Là một dấu hiệu ít nhiều đã muộn, thăm trực tràng bằng ngón tay có máu theo găng.
+ Ỉa ra máu cùng với nôn và thoát dịch vào trong lòng ruột là các yếu tố quan trọng góp phần làm giảm thể tích tuần hoàn.
- Khám thực thể:
+ Sờ nắn thấy khối lồng là dấu hiệu đặc hiệu để chẩn đoán. Đặc điểm của khối lồng là một khối hình ống, chắc, mặt nhẵn, đau khi ấn, nằm dọc theo vị trí của khung đại tràng.
+ Thăm trực tràng bằng ngón tay thấy có máu dính theo găng.
+ Nhiều bệnh nhân đến muộn có thể sờ thấy đầu khối lồng khi thăm trực tràng. Có thể kết hợp sờ nắn bụng và thăm trực tràng để xác định khối lồng. Tình trạng bệnh nhân thường mệt lả, ít hoạt động, có thể sốt cao, nhất là ở trẻ nhỏ.
2.2. Cận lâm sàng
- X - quang bụng không không chuẩn bị: ít có giá trị chẩn đoán, tuy nhiên có thể thấy một số dấu hiệu gợi ý:
+ Một vùng cản quang dưới gan hoặc thượng vị tương ứng với vị trí khối lồng.
+ Không có hơi ở hố chậu phải do manh tràng đã di chuyển.
+ Các biểu hiện của tắc ruột, một vài mức nước hơi ở bên phải trong giai đoạn sớm hoặc hình ảnh tắc ruột điển hình khi bệnh nhân đến muộn. Chụp bụng không chuẩn bị cũng cho phép xác định có liềm hơi hay không (ruột đã bị thủng hoặc chưa) giúp ích cho chỉ định điều trị.
- Siêu âm: có thể lên đến 100% nếu người siêu âm có kinh nghiệm.
+ Diện cắt ngang: hình bia với trung tâm tăng âm, ngoại vi giảm âm.
+ Diện cắt dọc: hình ảnh Sandwich.
+ Nguyên nhân lồng ruột.
 3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Bồi phụ nước điện giải.
- Đặt thông dạ dày nếu nôn.
 - Kháng sinh khi tình trạng bệnh nặng và có khả năng phẫu thuật.
 - Đăng ký máu nếu cần.
- Chuẩn bị phòng mổ.
Xem thêm về Điều trị lồng ruột ở trẻ em

3.2. Bơm hơi tháo lồng
- Chống chỉ định: đến muộn.
+ Tình trạng sốc.
+ Tắc ruột hoàn toàn.
+ Thủng ruột.
- Thực hiện:
+ Đặt thông dạ dày và thông trực tràng.
+ Vô cảm: tiền mê hoặc gây mê qua nội khí quản.
+ Bơm với áp lực 80 - 100 mHg.
+ Không bơm quá 3 lần.
- Sau bơm hơi tháo lồng:
 + Bỏ thông dạ dày và trực tràng khi bụng xẹp.
+ Bắt đầu cho bú lại sau tháo lồng 3 giờ.
+ Siêu âm kiểm tra nếu cần.
 3.3. Phẫu thuật
- Chỉ định phẫu thuật:
+ Phẫu thuật được tiến hành khi có các chống chỉ định của tháo lồng bằng hơi hoặc khi đã tháo lồng bằng hơi không có kết quả.
+ Lồng ruột tái phát nhanh liên tục (từ 3 lần/tuần). Nên soi đại tràng trước khi chỉ định phẫu thuật.
- Phẫu thuật mổ mở:
 + Gây mê nội khí quản. Mổ bụng bằng đường giữa trên rốn. Kiểm tra và đánh giá thương tổn.
+ Sau khi tháo lồng bằng tay nếu thấy ruột tím, không hồng trở lại thì nên đắp gạc có tẩm huyết thanh ấm lên các quai ruột, phong bế mạc treo bằng novocain và chờ đợi. Bảo tồn ruột nếu sau đó ruột hồng trở lại. Khi phải cắt ruột do đoạn lồng bị hoại tử tùy thuộc vào tình trạng ổ bụng để có thể nối ngay hoặc đưa 2 đầu ruột ra làm hậu môn nhân tạo.
 3.4. Chăm sóc sau phẫu thuật
- Tiếp tục bù nước và điện giải.
 - Lưu sonde dạ dày cho đến khi không còn dịch xa
 

Nguồn tin: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em 2018 - Bệnh viện Nhi trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bình luận

Ngoại nhi - chuyên ngành phẫu thuật cho trẻ em

Các phẫu thuật viên nhi khoa có nhiệm vụ khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý cần phải phẫu thuật cho đối tượng trẻ em. Website mong muốn cung cấp một phần nhỏ kiến thức vê lĩnh vực ngoại nhi cho bố mẹ và người chăm sóc trẻ, cũng như góp thêm ý kiến cho các nhân viên y tế thuộc chuyên ngành...

Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay1,085
  • Tháng hiện tại27,299
  • Tổng lượt truy cập2,044,932
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây